Bản vẽ shop drawing là gì?| yếu tố cần thiết khi triển khai bản vẽ shopdrawing
Nội dung tóm tắt
- 1 #Bản vẽ Shop drawing là gì?
- 2 #Cách triển khai bản vẽ thiết kế các dự án kiểu Việt Nam. Các loại bản vẽ chính trong xây dựng
- 3 #Cách triển khai bản vẽ Shopdrawing với các dự án nước ngoài
- 4 #Các loại bản vẽ Shopdrawing
- 5 Tính quan trọng của bản vẽ Shopdrawing trên autocad.
- 6 #Vai trò của bản vẽ shopdrawing trong thi công công trình
- 7 #Kỹ sư cần làm gì để có kinh nghiệm vẽ tốt bản vẽ Shop Drawing
- 8 #Hướng dẫn triển khai shopdrawing trên autocad.
Khái niệm shopdrawing kỹ sư trong nghề chắc chắn sẽ biết thuật ngữ này, đây chính là một thao tác quan trọng để biến bản vẽ thiết kế thành bản vẽ thi công. Vì thế, kỹ sư nào cũng thành thạo về Shopdrawing nếu theo nghề thiết kế, xây dựng bài bản. Dưới đây Cơ điện 24h đơn vị sửa chữa điện nước tại hà nội sẽ mô tả chi tiết bản vẽ shop drawing, Shop drawing là gì để anh em kỹ sư nắm rõ:
>> Xem thêm:
- Bản vẽ Shop drawing cơ điện là gì?│Yếu tố quan trọng khi triển khai Shop Branding
- Hướng dẫn triển khai shop drawing Hệ thống Điện
#Bản vẽ Shop drawing là gì?
Shopdrawing có nghĩa là triển khai bản vẽ thi công, mọi công việc nào đều phải có bản vẽ shop drawing. Ví dụ như bản vẽ shop drawing thép, bản vẽ shopdrawing xây, bản vẽ shopdrawing đào đất, bản vẽ shodrawing điện nước,….Nói một cách ngắn gọn công tác shopdrawing chính là công tác biến bản vẽ thiết kế trở thành bản vẽ thi công. Để đưa cho anh em kĩ sư và tổ đội nhìn vào bản vẽ có thể thi công được. Mọi công tác đều cần đến bản vẽ Shopdrawing như Shop Drawing đào đất, Shopdrawing thép, shopdrawing xây,..
#Cách triển khai bản vẽ thiết kế các dự án kiểu Việt Nam. Các loại bản vẽ chính trong xây dựng
Dự án tại Việt Nam tùy vào dự án , cấp độ mà giai đọan thiết kế có thể chia làm 3-4 bước sau đây. Trong thiết kế và luật xây dựng thì người ta thường sẽ nhắc đến các thuật ngữ:
- – Bản vẽ thiết kế sơ bộ
- – Bản vẽ thiết kế cơ sở
- – Bản vẽ thiết kế kỹ thuật
- – Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công: là bản vễ cuối căn cứ thi công ngoài công trường.
Các loại bản vẽ trên định nghĩa trong Luật xây dựng: số 50/2014/QH13
#Cách triển khai bản vẽ Shopdrawing với các dự án nước ngoài
Khác với Việt Nam, dự án nước ngoài thì đơn vị tư vấn thiết kế chia thành 2 bản vẽ như sau Bản vẽ phương án sơ bộ ( Concept drawing) và bản vẽ chấp thuận ( Approved drawing)
- + Bản vẽ chấp thuận: thể hiện toàn bộ ý đồ thiết kế, vật liệu sử dụng, là căn cứ để chủ đầu tư làm việc với chủ thầu xây dựng, nhà thầu cơ điện ME, nhà thầu hoàn thiện,..
- + Bản vẽ chấp thuận là bản vẽ phương án để thi công, nhà thầu cần làm theo bản vẽ Shop drawing (bản vẽ chi tiết nhất) để thi công trên công trường.
Bản vẽ Shop drawing luôn được nhà thầu chọn thi công thực hiện theo vì độ chính xác và chi tiết hơn so bản vẽ thi công.
#Các loại bản vẽ Shopdrawing
Có nhiều loại bản vẽ Shop drawing, tùy vào nhà thầu và hạng mục thì sẽ thực hiện vẽ loại bản vẽ khác nhau:
- + Bản vẽ Shop drawing phần xây dựng
- + Bản vẽ Shop drawing phần kết cấu thép
- + Bản vẽ Shop drawing hạng mục ốp lát
- + Bản vẽ Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao
- + Bản vẽ Shop drawing hạng mục điện chiếu sáng trong nhà, …
Hiện nay, với sự hỗ trợ của các phần mềm như mô hình 3D thông tin xây dựng BIM thì triển khai bản vẽ shopdrawing chính xác tuyệt đối.
Triển khai bản vẽ shop drawing kết cấu thép bằng phần mềm TEKLA
Hiện nay, Cơ điện 24h sử dụng các phầm mềm BIM như Tekla, Revit… vào mô hình không gian 3D với hạng mục kết cấu thép. Nên bản vẽ Shop drawing chính xác tuyệt đối, làm căn cứ cho công tác đặt vật liệu, gia công sản xuất, xây dựng và quản lý.
Tính quan trọng của bản vẽ Shopdrawing trên autocad.
Bản vẽ shopdrawing được triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ thiết kế cơ sở (basic design trên autocad). Vì vậy so với bản vẽ basi design thì shopdrawing đầy đủ hơn và đủ điều kiện để thi công. Shodrawing là một phần trong hợp đồng thi công của các nhà thầu. Nó là cơ sở để thi công, kiểm tra nghiệm thu và triển khai bản vẽ hoàn công. Bản vẽ shop thể hiện độ chính xác, thông số kỹ thuật, kích thước, khối lượng…Vì nó là cơ sở để thi công và thanh toán nên khi triển khai cần phải chú ý tới độ chính xác . phải vẽ đúng tỷ lệ, đúng kích thước đối tượng.
#Vai trò của bản vẽ shopdrawing trong thi công công trình
- + Shop drawing có vai trò rất quan trọng trong mọi công tác thi công công trình, vì trên bản vẽ thiết kế sẽ không thể hiện hết những thông tin cần thiết về kết cấu, chi tiết công trình.
- + Kỹ sư cần tổng hợp nhiều bản vẽ khác nhau để có được thông tin chi tiết về kết cấu công trình, trong đó bản vẽ shop drawing triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ cơ sở, nên đây là bản vẽ chi tiết nhất để tiến hành thi công.
- + Ngoài ra, trong hợp đồng thi công có kèm theo bản vẽ shop drawing , là cơ sở để thi công, kiểm tra nghiệm thu và triển khai bản vẽ hoàn công, thể hiện chính xác, thông số kỹ thuật, kích thước, khối lượng,…
#Kỹ sư cần làm gì để có kinh nghiệm vẽ tốt bản vẽ Shop Drawing
Yêu cầu của kỹ sư thể hiện bản vẽ Shop drawing
- + Thành thạo các kỹ năng về Cad, các phần mềm BIM để có thể chỉnh sửa, bổ sung từ bản vẽ thiết kế.
- + Tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế và Spec của dự án.
- + Bản vẽ shop là bản vẽ căn cứ triển khai thi công ngoài công trường nên cần rõ ràng, dễ hiểu, chi tiết nhưng không rườm rà.
- + Cần có kỹ năng vẽ Autocad: Bạn phải tương đối thành thạo phần mềm vẽ Autocad thì bạn có thể vẽ tự tin được khi triển khai vẽ bản vẽ Shop Drawing mà không mất nhiều thời gian.
- + Cần am hiểu về thiết kế các hệ thống cơ điện: Vẽ bản vẽ của hệ thống nào thì bạn cần hiểu cơ bản về thiết kế của hệ thống đó. Cần hiểu rõ nguyên lý cấu tạo của hệ thống, các bản kỹ mặt bằng và mặt cắt chính… và các bản vẽ chi tiết.
- + Cần ra công trường để được thực tế: Những người càng thi công nhiều thì vẽ bản vẽ Shop Drawing càng nhanh và càng chính xác, do những người này đã có kinh nghiệm, họ hình dung các mặt cắt một cách dễ dàng. Nhiều kỹ sư thiết kế tuy đã thiết kế rất nhiều công trình tuy nhiên khi triển khai bản vẽ Shop Drawing rất lúng túng, thậm chí còn không vẽ được do chưa có kinh nghiệm thực tế.
- + Chăm chỉ và ham học hỏi: là điều rất cần thiết trong bất cứ công việc gì, có người chỉ cần trải qua 1 dự án hoặc vài tháng thi công ở các công trình lớn cũng hoàn toàn có thể vẽ tốt được.
>>> Tham khảo:
- Thiết kế điện nhà xưởng, thi công hệ thống điện nhà xưởng
- thiết kế điện nước nhà dân
#Hướng dẫn triển khai shopdrawing trên autocad.
Bản chất của quá trình shodrawing là giống nhau nhưng các bước triển khai sẽ khác nhau cho từng hạng mục và từng ngành. Trong bài viết này tôi chỉ nêu ra những bước chung nhất mà bất kỳ một Shopdrawer nào cũng cần phải nắm được.
Nắm vừng kỹ năng vẽ autocad
Đây là một kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một shopdrawer. Khối lượng công việc là rất lớn nên việc thành thạo Autocad sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi triển khai. Mạng lại lợi thế cho bản thân và công ty trong quá trình làm việc và thi công ngoài hiện trường.
Tuân thủ mọi quy định của bản vẽ kỹ thuật
Bạn không thể vẽ ra một bản vẽ mà chỉ có mình bạn mới hiểu. Bạn phải vẽ cho tất cả mọi người cùng hiểu mà không cần bạn ở đó hướng dẫn. Để làm được điều này bạn cần phải tuân thủ theo những yêu cầu chung của một bản vẽ kỹ thuật.
Bám sát vào bản vẽ cơ sở
Trong quá trình làm shopdrawing trên autocad bạn cần bám sát bản vẽ basic design. Từ đó bạn triển khai ra các chi tiết đối tượng, mặt cắt, hình chiếu, cao độ, kích thước, khối lượng, thông số kỹ thuật… Bạn nên đọc và hiểu hết những bản vẽ có liên quan đến hệ thống bạn đang triển khai. Để trong quá trình triển khai Shopdrawing sẽ không bỏ sót hạng mục nào.
Kỹ năng trình bày trên bản vẽ phải tốt
Bản vẽ shopdrawing mà bạn làm ra nó là một sản phẩm. Sản phẩm này mang tính quyết định những sản phẩm khác (Thi công, nghiệm thu, tính tiền…). Nếu bạn trình bày bản vẽ một cách khoa học, dễ hiểu, đầy đủ, chi tiết. Thì trong quá trình thi công sẽ ít bị sai sót, không phải đập đi làm lại. Bạn trình bày dễ hiểu, dễ đọc sẽ tạo thuận lợi cho kỹ sư thi công trong quá trình thi công dưới hiện trường.
Kỹ năng combie ổn
Thông thường thì việc Combie là do bên tư vấn hay Ban Quản Lý làm. Họ sẽ lập ra một ban chuyên về việc này để phối hợp các bộ môn với nhau để tránh va chạm trong quá trình thi công. Tuy nhiên với những dự án nhỏ thì việc này lại chưa được quan tâm đúng mực. Nên nhà thầu sẽ tự làm công việc này luôn. Để Combie những hệ thống có liên quan thì bạn cần phải liên hệ với những nhà thầu khác để làm việc với nhau. Quá trình combie phụ thuộc vào kỹ năng và trình độ của từng Shopdrawer. Nó quyết định chất lượng bản vẽ và tỷ lệ va chạm hệ thống là nhiều hay ít.
Trên đây là những thông tin chúng tôi tập hợp cho các bạn bản vẽ shop drawing là gì, vai trò của bản vẽ shop drawing trong thi công công trình, yêu cầu dành cho kỹ sư thực hiện loại bản vẽ shop drawing này. Hy vọng Cơ điện 24h sẽ giúp các bạn có thẻ áp dụng dễ dàng vào thực tiễn và có công việc phù hợp với sở thích và năng lực.