Lắp điều hòa âm trần tại Hà Nội giá rẻ – 0898570998
Nội dung tóm tắt
- 1 #Điều hòa âm trần là gì?
- 2 #Cấu tạo của máy lạnh âm trần
- 3 #Phân loại điều hòa âm trần
- 4 Nguyên lý hoạt động máy lạnh âm tường
- 5 #Những ưu điểm của điều hòa âm trần
- 6 #Có nên mua điều hòa âm trần không?
- 7 #Hướng dẫn cách lắp điều hòa âm trần tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
- 8 #Lưu ý lắp đặt máy âm trần đúng cách:
- 9 #Báo giá lắp đặt điều hòa âm trần mới nhất
Trong các loại điều hào thì điều hòa âm trần là thiết bị được nhiều người lựa chọn lắp cho diện tích lớn như phòng khách, văn phòng hay tại các nhà hàng,…Vừa tiết kiệm diện tích, tăng tính thẩm mỹ, hiệu quả làm mát cao và khả năng hoạt động bền bỉ. Cùng Cơ điện 24 đi tìm hiểu cách lắp đặt điều hòa âm trần qua bài viết sau đây.
#Điều hòa âm trần là gì?
Điều hòa âm trần gọi là điều hòa cassette hay máy lạnh âm trần, với cấu tạo không khác so với điều hòa treo tường nhưng được lắp đặt chìm trong trần nhà và hệ thống thoát nước thải được bơm tự động nên khi lắp không cần xử lý độ dốc cho máy. Khi lắp đặt điều hòa âm trần cần phải khoét trần hoặc để trần trống để lắp máy âm vào bề mặt tường, máy nằm sâu trong trần và mặt trước của máy nằm ngoài trần nhà.
- + Một số hãng điều hòa âm trần như LG, Trane, Funiki, Carrier, Hitachi Daikin, Media, Panasonic, Mitsubishi, Nagakawa, Sumikura ,…
- + Có nhiều loại mấy lạnh âm trần khác nhau như: loại thường, loại inverter, loại công nghiệp công suất lớn, loại multi, loại công nghiệp, hệ VRV,…
#Cấu tạo của máy lạnh âm trần
Điều hòa âm trần 1 chiều và điều hòa âm trần 2 chiều có cấu tạo gồm 2 phần chính là dàn lạnh và dàn nóng, ngoài ra còn các thiết bị khác như ống dẫn gas, hệ thống dây điện, điều khiển
Dàn lạnh điều hòa âm trần
- + Dàn lạnh được đặt bên trong phòng: Có kiểu ống đồng cành nhôm, trang bị quạt ly tâm, có tác dụng trao đổi nhiệt
- + Thiết kế dàn lạnh gồm có quạt, board điều khiển nên không tiêu thụ nhiều điện năng.
- + Ống thoát nước nước ngưng nối vào dàn lạnh có độ dốc để nước chảy mà không ngưng đọng trên đường ống.
Dàn nóng điều hòa âm trần
- + Dàn nóng kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt hướng trục.
- + Lắp đặt ở ngoài trời nhưng cần tránh nơi nắng gắt để tăng hiệu quả của máy.
- + Gồm có máy nén và quạt : tiêu tốn nhiều nhất điện năng của điều hòa (khoảng 95%).
#Phân loại điều hòa âm trần
Điều hòa âm trần Casssette
Kích thước dàn lạnh : 900 x 900x 250 (cả panel bên ngoài) bên trong 840x840x250 hoặc 950x950x240 (cả panel bên ngoài) bên trong 840x840x240. Vì thế, để lắp đặt điều hòa âm trần Cassette cần trần thạch cao để 300 mm.
Điều hòa âm trần nối ống gió
- + Kích thước dàn lạnh ống gió 24.000 : 245 X 1000 X 800
- + Kích thước dàn lạnh ống gió 36.000: 245 X 1400 X 800
Như vậy để lắp đặt được điều hòa loại này cần chiều cao trần thạch cao 300-350mm và chiều rộng là 1400mm ( với máy 36.000).
Ưu điểm của điều hòa âm trần nối ống gió
- + Có thiết kế dấu trần nên tiết kiệm diện tích cho phòng;
- + Do kết nối trực tiếp vào ống gió điều hòa nên điều hoà loại này có khả năng làm mát không khí cho nhiều phòng có diện tích lớn.
- + Giúp mát hơn so với điều hòa thông thường
- + Hoạt động ổn định rất êm ái và ít bị hư hỏng không phát ra tiếng động trong quá trình sử dụng
Cấu tạo của điều hòa âm trần nối ống gió
- + Dàn lạnh: dấu bên trong trần và hoạt động như các dòng điều hòa khác, tuy nhiên có nhiều đầu ra, mỗi đầu ra nối với 1 ống gió nên phân bổ không khí đến nhiều nơi trong nhà của bạn, phù hợp làm mát cho không gian lớn.
- + Dàn nóng: được lắp đặt ngoài trời, cống uất từ 16,000BTU phù hợp lắp cho không gian lớn như hội họp và nhiều phòng nhỏ một lúc.
Nguyên lý hoạt động máy lạnh âm tường
- + Để đảm bảo sự luân chuyển và phân tán liên tục thì quạt dàn lạnh sẽ hút và thổi không khí liên tục.
- + Cảm biến dàn lạnh cảm nhận nhiệt độ không khí, khi nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt (1-2 độ C) thì board điều khiển cho dàn nóng hoạt động giúp điều hòa dàn lạnh.
- + Và gas lỏng bốc hơi làm giảm nhiệt độ trong dàn lạnh, bằng nhiệt độ cài đặt thì ngưng hoạt động.
- + Dàn lạnh luôn chuyển không khí trong phòng.
#Những ưu điểm của điều hòa âm trần
Điều hòa âm trần hơn dòng điều hòa cây, phù hợp cho phòng khách lớn trong gia đình, phòng họp, văn phòng hay cửa hàng của bạn, với những lý do sau đây:
- + Có tác dụng khử bụi, khử âm,.. phù hợp với khu vực cần độ ồn thấp
- + Dễ dàng vận hàng và lắp đặt.
- + Giá thành lắp đặt vừa phải không quá cao.
- + Có gió lưu thông lớn nên phù hợp cho khu vực đông người như Rạp chiếu phim, nhà hàng, vũ trường, rạp hát , hội trường, phòng họp, phòng ăn.
#Có nên mua điều hòa âm trần không?
Lắp điều hòa âm trần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng của gia đình bạn, số tiền chi trả, thiết kế phòng, diện tích phòng, nhu cầu sử dụng của gia đình bạn,…
Khi nào nên lắp điều hoà âm trần cho gia đình
- + Khi bạn muốn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bằng thiết kế hiện đại của điều hòa âm trần được lắp âm vào tường.
- + Khi lắp đặt không làm ảnh hưởng đến nội thất trong nhà, vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu mà vừa làm mát.
- + Điều hòa âm trần làm mát phòng đều và có thể điều chỉnh tốc độ quạt, các chế độ khô, ẩm, gió tự nhiên, hướng gió, khử khuẩn hút mùi,…
- + Bạn có điều kiện có thể bỏ ra chi phí lớn để mua máy lạnh.
- + Điều hòa âm trần có thiết kế gọn nhẹ nên bạn dễ dàng vệ sinh thường xuyên.
Khi nào không lắp điều hòa âm trần?
- + Điều kiện kinh tế không có
- + Diện tích phòng không quá rộng nên bạn chỉ cần 1 chiếc điều hòa làm mát mà không yêu cầu cao về thiết kế, thời gian làm lạnh,…
- + Căn phòng của bạn bị hạn chế chiều cao và trần nhà không thể lắp đặt điều hòa âm trần.
#Hướng dẫn cách lắp điều hòa âm trần tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
Bước 1: Lắp dàn lạnh điều hòa âm trần
- + Xác định vị trí lắp đặt dàn lạnh: lấy dấu khoan 4 lỗ treo ty. Lưu ý: treo phải thẳng vuông góc với mặt sàn, không để điều hòa bị xô lệch. Và bắt vít nở, bulong tránh rơi máy sau này, phải có đai ốc khóa để tránh tự ý tháo máy sau này
- + Treo dàn lạnh ở vị trí xác định trên.
Bước 2: Lắp đặt dàn nóng cho máy lạnh âm trần
- + Dàn nóng máy âm trần từ 4-6HP rất nặng, nên lắp đặt ở vị trí cao phải có thiết bị nâng hạ và gia cố khung treo để đảm bảo an toàn và dễ thao tác cho bảo trì sau này.
- + Lưu ý vấn đề nhiệt, khu vực lắp đặt và khoảng cách dàn nóng nếu lắp đặt nhiều dàn nóng 1 chỗ.
Bước 3: Nối ống gas cho điều hòa âm trần
- – Đường ống quá dài , ống uốn cong thì giảm tuổi thọ và công suất của máy làm hư hại máy nén.
- – Đối với các đường ống ngắn thì: độ dài cho phép tối đa 30m, độ dài cho phép tối thiểu 3m, kích thước ống hơi 19.05m , độ cao tối đa17m, kích thước ống lỏng 9.52m.
- – Loe ống và nối ống đồng: Tiến hành làm sạch ống trước khi leo, tránh đề mạnh và cắt sâu, loại bỏ gờ mép cắt.
Bước 4: Đấu dây điện cho dàn lạnh âm trần
- + Nối chắc chắn dây điện, không được chạm vào ống ga và các bộ phận khác như cánh quạt
- + Dùng kẹp dây nối giữa dàn nóng và dàn lạnh;
- + Tiến hành cố định chắc chắn nắp đậy.
- + Nối dây với khối dây cấp nguồn bằng đầu nối tròn;
- + Đảm bảo dây theo thứ tự, tránh đi đường dây khác
Bước 5: Rút chân không nạp gas và test máy chạy thử
- + Tiến hành rút chân không đường ống nối dàn lạnh để không chưa hơi ẩm làm ảnh hưởng máy.
- + Tiến hành nạp gas cho dàn lạnh (đối với các máy có chiều dài ống đồng vượt quá giới hạn chiều dài ống tối đa).
- + Tiến hành chạy thử máy 30 phút và kiểm tra thông số máy khi hoạt động.
#Lưu ý lắp đặt máy âm trần đúng cách:
- – Phải xem hướng gió để chọn nơi lắp đặt dàn nóng thoáng mát nhất, không quá cao để tiện cho vận hành và bảo trì sau này.
- – Chọn ống đồng đúng tiêu chuẩn: với máy 1HP là 6,35×9,52mm; 2HP là 6,35×12,7mm; 2,5HP là 6,35×15,8mm…
- – Chiều dài ống đồng là 15-30 m nối giữa dàn nóng và dàn lạnh để không làm giảm hiệu suất hoạt động của máy lạnh.
- – Cục nóng không được đặt quá cao so với dàn lạnh 15-17m.
- – Dàn lạnh treo dưới trần bằng 4 cây ty đúng chuẩn tránh bị nghiêng hoặc rụng. Và dàn lạnh đặt ở nơi thoáng tránh vật cản làm ảnh hưởng đến lưu thông hơi lạnh. Không để dàn lạnh trên các thiết bị như tivi, máy tính làm nhiễu và có thể làm hỏng nếu máy bị chảy nước.
- – Đường ống nước phải thật dốc, để đường thoát nước chảy ngược vào phòng.
- – Với những căn phòng có vị trí khó lắp đặt dàn giáo và thang dây thì phải khảo sát cụ thể, nên nhờ đến đơn vị thi công chuyên nghiệp mà không nên tự lắp đặt tại nhà.
#Báo giá lắp đặt điều hòa âm trần mới nhất
Dưới đây là bảng báo giá lắp đặt điều hòa âm trần của Cơ điện 24h
– Chi phí nhân công lắp điều hòa âm trần
- + Điều hòa âm trần cassette công suất 18.000BTU – 28.000BTU: 550,000 VND / Bộ
- + Điêu hòa âm trần cassette công suất 30.000BTU – 50.000BTU: 650,000 VND / Bộ
– Giá vật tư và link kiện lắp đặt:
- + ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT, BẢO ÔN, BĂNG CUỐN: Công suất 18.000BTU- 24.000BTU 250,000 VND/ mét; Công suất 28.000BTU- 50.000BTU: 270,000 VND/met
- + Giá đỡ cục nóng: 250,000 VND/bộ
- + Lồng bảo vệ cục nóng: 900,000 VND/ cái
- + Ti treo dàn lạnh: 50,000 VND/bộ
- + Vật tư phụ (Bu lông, ốc vít, que hàn,…): 150,000/bộ
- + Dây điện: có giá tùy vào từng kích thước của dây.
- + ATTOMAT (SINO): Attomat 1 pha: 90,000 VND/cái ; Attomat 3 pha 280,000 VND/Cái
- + Ống thoát nước: từ 10.000-50.000 VND/m tùy loại;
- + Chi phí phát sinh khác (nếu có): Chi phí nhân công tháo máy âm trần cassette: 300,000 VND/bộ, Chi phí vệ sinh máy âm trần cassette300,000 VND/ Bộ, Chi phí nhân công đục tường âm ống đồng, ống nước (không chát lại): 50,000 VND/mét
Lưu ý:
- + Giá trên chưa bao gồm 10% thuế VAT
- + Tiền nhân công và vật tư lắp đặt thanh toán dựa trên biên nản khối lượng nghiệm thu thực tế.
- + Bảo hành sản phẩm như nhà sản xuất
Với những chia sẻ về cách lắp điều hòa âm trần trên, chúng tôi hy vọng giúp ích nhiều cho các bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng, lắp đặt điều hòa âm trần hay thiết bị làm mát tại Hà Nội hãy liên hệ ngay cho Cơ điện 24h để chúng tôi tư vấn và báo giá tận tình nhất!
>> Xem thêm: