DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG LÀ TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI - MANG TỚI SỰ HÀI LÒNG CAO NHẤT CHO QUÝ KHÁCH

Hướng dẫn triển khai shop drawing Hệ thống Điện

Sau đây, Cơ điện 24h sẽ hưỡng dẫn chi tiết triển khai shop drawing Hệ thống Điện qua bài viết sau đây:

>> Xem thêm:

Các bước chính trong triển khai Shop Drawing cho Hệ thống điện.

  • Đọc hiểu bản vẽ.
  • Chuẩn bị bản vẽ, Spec, Catalogue
  • Ghi kích thước thiết bị trên mặt bằng bằng Lệnh DIM.
  • Triển khai shop drawing phần ống điện và cáp điện trên mặt bằng cho phần chiếu sáng.
  • Triển khai shop drawing phần ống điện và cáp điện trên mặt bằng cho phần ổ cắm.
  • Triển khai shop drawing phần ống điện và cáp điện trên mặt đứng.
  • Hướng dẫn vẽ mặt cắt cơ bản Điện: Các vị trí ống qua dầm, vị trí lắp đặt đèn chiếu sáng.
  • Triển khai shop cho hệ thống thang máng cáp.
  • Triển khai shop cho hệ thống tủ điện.
  • Triển khai shop cho phần Tủ RMU + Máy biến áp + Máy phát điện.
  • Triển khai shop cho phần Tiếp địa chống sét.
  • Triển khai shop cho Điện chiếu sáng ngoài nhà.

Các bước chính trong triển khai Shop Drawing cho Hệ thống Điện nhẹ.

  • Triển khai shop cho hệ thống thang máng cho điện nhẹ.
  • Triển khai shop cho hệ thống thang máng cho Lan – Tel.
  • Triển khai shop cho hệ thống thang máng cho Âm thanh.
  • Triển khai shop cho hệ thống thang máng cho Camera.
  • Triển khai shop cho hệ thống tủ Rack.
  • Tiếp địa cho hệ thống điện nhẹ.

Quy trình để triển khai shop drawing hạng mục điện thì kỹ sư của nhà thầu cần chuẩn bị những gì

Kỹ năng sử dụng thành thạo phần mền Autocad hoặc Revit mep, hiện nay sử dụng Autocad vẫn chiếm số lượng lớn trong các công ty. Ngoài thành thạo các lênh autocad thì hiện nay, có một số lập trình viên đã viết ra một số autolisp thông dụng để triển khai vẽ một cách nhanh chóng, như autolisp vẽ thang máng, ống ruột gà và các block được tạo sãn như Block Tủ điện, Trạm biến áp, Tủ RMU, thiết bị như chiếu sáng ổ cắm công tăc vân vân và mây mây, các bạn chịu khó sưu tầm về để làm dữ liệu triển khai nhé!

Viêc đầu tiên bạn phải làm là đọc hiểu bản vẽ hệ thống điện, việc đọc hiểu bản vẽ điện giúp các bạn lắp được các thông số vật tư, thiết bị và hướng dẫn lắp đặt chung. Mình lấy ví dụ như:

  • Thiết bị điện sử dụng điện 3 pha hay điện 1 pha
  • Ổ cắm lắp trong khu vệ sinh là loại chống nước hay lạo thường
  • Cao độ lắp đặt đối với công tắc là 1200mm và đối với ổ cắm là 300mm so với sàn hoàn thiện

Nhưng để nắm được các thông số trên thì các bạn cần phải hiểu được các ký hiệu của vật tư, thiết bị lắp đặt trong dự án. Các bạn cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp Spec (Specifications – Thông số kỹ thuật) của vật tư thiết bị, qua đó các bạn sẽ hình dung rõ ràng ý định của chủ đầu tư, từ đó các bạn chuẩn bị catalogue của từng vật tư thiết bị đó. Nhiều bạn có hỏi mình tại sao phải chuẩn bị catalogue của thiết bị?

Catalogue thiết bị sẽ cho các bạn nắm được kích thước, thông số nguyên lý hoạt động từ đó có phương án vẽ shop draiwing chuẩn mực. Sau khi có đầy đủ thông tin về các vật tư thiết bị lắp đặt trong bản vẽ rồi, bây giơ  bạn hoàn toàn yên tâm triển khai shop drawing.

Shop drawing phần trạm điện: Có rất nhiều bạn nghi ngại trong vấn đề triển khai shop drawing Trạm biến áp, nhưng khi các bạn đọc bài viết này thì các bạn hoàn toàn thấy nó không khó như mọi người nghĩ.

  • Bước 1: Các bạn quan tâm đến kích thước vật lý của thiết bị trong trạm như kích thước của Tủ RMU (Tủ trung thế), Kích thước của Máy biến áp, Của Máy phát điện nếu có vân vân mây mây…

Bản vẽ shop drawing mặt đứng trạm biến áp

Bản vẽ shop drawing mặt đứng trạm biến áp

  • Bước 2: Bạn cần quan tâm đến khoảng cách an toan trong lắp đặt thiết bị mang điện áp 22kV như tủ trung thế và máy biến áp. Các bạn tham khảo tiêu chuẩn lắp đặt trang bị điện.

Bản vẽ shop drawing mặt bằng trạm biến áp

Bản vẽ shop drawing mặt bằng trạm biến áp 

Shop drawing tủ điện thang máng cáp: Để có được kích thước chuẩn của tủ điện thì các bạn phải kế hợp chặt chẽ với đơn vị sản xuất tủ điện để có được kích thước DxRxC. Chiều cao đỉnh tủ không cao 1800mm đối với tủ điện treo tường loại chiều cao tủ thấp hơn 1600mm. Còn đối với tủ điện cao hơn 1800mm thì đặt ở dưới mặt sàn hoàn thiện và lưu ý có bệ đặt tủ điện.

Lắp đặt thang máng cáp, các bạn cần quan tâm đến vị trí lắp đặt ở khu vực nằm giữa trần giả và trần bê tông. Lưu ý ngồi với các bên như nước, điều hòa thông gió, phòng cháy chữa cháy để đưa vị trí cụ thể, tránh va chạm với các hệ  khi lắp đật.

Lưu ý nữa các bạn cần tính toán số lượng cáp đi trên thang có quá nhiều hay không để từ đó đưa ra được kích thước thang chuẩn, vấn đề này bên thiết kế thường không tính toán kỹ. Nên khi bạn vẽ shop cần lưu ý vấn đề này.

Shop drawing phần ống đi cho dây cấp nguồn cho đèn chiếu sáng và ổ cắm,  các bạn cần lưu tâm đặt box chia ngả đối với ngã rẽ 3 và 4 của ống. Khi số lượng ống đi về và ống đi ra nhiều hơn 4 thì các bạn cần phải lắp thêm hộp nối

Tiếp theo là bạn shop drawing phần đi dây, bạn thể hiện số lượng dây đi trong ống là bao nhiêu?

Bản vẽ shop drawing đi ống, dây điện

Bản vẽ shop drawing đi ống, dây điện

Bước cuối cùng là các bạn in ấn đóng quyển và trình ký làm căn cứ thi công.

>>> Xem thêm: Bản vẽ Shop drawing cơ điện là gì?│Yếu tố quan trọng khi triển khai Shop drawing

Bài viết liên quan