TCVN 8665:2011 (bản PDF)
Nội dung tóm tắt
Lời nói đầu
- TCVN 8665:2011 chuyển đổi từ TCN 68-160:1996 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- TCVN 8665:2011 được xây dựng trên cơ sở Khuyến nghị G.651.1 (07/2007), G.652 (11/2009), G.653 (07/2010), G.655 (11/2009) của Liên minh Viễn thông Thế giới ITU-T.
- TCVN 8665:2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sợi quang trong các cáp quang sử dụng trong mạng viễn thông như cáp quang treo, cáp quang chôn trực tiếp, cáp quang trong cống bể, cáp quang trong đường hầm, cáp quang qua sông, cáp quang thả biển hoặc đi ven thềm lục địa.
Tiêu chuẩn này không bao gồm các chỉ tiêu của cáp quang như độ bền cơ học của cáp và độ bền của cáp đối với tác động môi trường. Các chỉ tiêu này áp dụng tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ITU-T G.957 (03/2006), Optical interfaces for equipments and systems relating to the synchronous digital hierarchy (Các giao diện quang cho thiết bị và hệ thống trong phân cấp số đồng bộ)
ITU-T G.959.1 (11/2009), Optical transport network physical layer interfaces (Các giao diện lớp vật lý của mạng truyền tải quang)
ITU-T G.691 (03/2006). Optical interfaces for single channel STM-64 and other SDH systems with optical amplifiers (Các giao diện quang cho các hệ thống STM-64 đơn kênh và các hệ thống SDH khác có sử dụng khuếch đại quang)
ITU-T G.692 (10/1998), optical interfaces for multichannel systems with optical amplifiers (Các giao diện quang cho các hệ thống đa kênh có sử dụng khuếch đại quang)
ITU-T G.693 (11/2009), Optical interfaces for intra-office systems (Các giao diện quang cho các hệ thống liên văn phòng)
ITU-T G.694.1 (06-2002), Spectral grids for WDM applications: DWDM frequency grid (Lưới phổ tần cho các ứng dụng WDM: lưới tần số cho DWDM)
ITU-T G.977 (12/2006), Characteristics of optically amplified optical fibre submarine cable systems (Đặc tính của các hệ thống cáp quang biển có sử dụng khuếch đại quang)
IEC 60793-2-10 (2007), Optical fibres – Part 2-10: Product specifications – Sectional specification for category A1 multimode fibres (Sợi quang – Phần 2-10: Các đặc tính sản phẩm – Các đặc tính cho sợi quang đa mode chủng loại A1)
IEC 61280-4-1 (2003), Fibre-optic communication subsystem test procedures – Part 4-1: Cable plant and links – Multimode fibre-optic cable plant attenuation measurement (Quy trình đo các hệ thống truyền thông sợi quang – Phần 4-1: Các liên kết và công trình cáp – Đo suy hao công trình cáp sợi quang đa mode).
>>> Xem thêm:
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Lõi sợi (core)
Phần trung tâm của sợi quang mà phần lớn công suất quang được truyền trong đó.
3.2. Vỏ phản xạ (cladding)
Phần ngoài cùng có hệ số chiết suất theo mặt cắt ngang của sợi là không đổi.
3.3. Tâm của vỏ phản xạ (cladding centre)
Với một mặt cắt ngang của sợi, tâm của vỏ phản xạ là tâm của vòng tròn vừa khít nhất với giới hạn của vỏ.
3.4. Vùng lõi (core area)
Với một mặt cắt ngang của sợi, vùng lõi là vùng nhỏ nhất bị giới hạn bởi tập hợp các điểm có hệ số chiết suất n3 (không tính đến bất kỳ sự đột biến nào của hệ số chiết suất sợi):
n3 = n2 + k(n1 – n2)
Trong đó.
n1: Hệ số chiết suất cực đại của lõi
n2: hệ số chiết suất của lớp vỏ phản xạ
k: hằng số, có giá trị 0,05.
3.5. Tâm của lõi (core centre)
Với một mặt cắt ngang của sợi, tâm của lõi là tâm của vòng tròn vừa khít nhất với giới hạn ngoài cùng của vùng lõi.
3.6. Đường kính vỏ phản xạ (cladding diameter)
Đường kính của vòng tròn được dùng để xác định tâm của vỏ phản xạ.
3.7. Đường kính lõi (core diameter)
Đường kính của vòng tròn được dùng để xác định tâm của lõi.
3.8. Sai số đường kính vỏ phản xạ (cladding diameter deviation)
Sai lệch giữa giá trị danh định và giá trị thực của đường kính vỏ phản xạ.
3.9. Sai số đường kính lõi (core diameter deviation)
Sai lệch giữa giá trị danh định và giá trị thực của đường kính lõi.
3.10. Độ lệch tâm của lõi và vỏ phản xạ (core/ cladding concentricity error)
Khoảng cách giữa tâm của lõi và vỏ.
3.11. Vùng sai số của vỏ phản xạ (cladding tolerance field)
Với một mặt cắt ngang của sợi, vùng sai số của vỏ phần xạ là vùng giữa vòng tròn ngoại tiếp giới hạn ngoài của vỏ phản xạ và vòng tròn lớn nhất khít với giới hạn ngoài của vỏ phản xạ, đồng tâm với vòng tròn kia.
3.12. Độ không tròn đều của vỏ phản xạ (non-circularity of cladding)
Chênh lệch giữa đường kính của 2 vòng tròn được dùng để định nghĩa vùng sai số cho phép của vỏ chia cho đường kính vỏ phản xạ.
3.13. Vùng sai số của lõi (core tolerance field)
Với một mặt cắt ngang của sợi, vùng sai số của lõi là vùng giữa vòng tròn ngoại tiếp vùng lõi và vòng tròn lớn nhất bao quanh vùng lõi đồng tâm với vòng tròn kia.
3.14. Độ không tròn đều của lõi (non-circularity of core)
Chênh lệch giữa đường kính của 2 vòng tròn được dùng để định nghĩa vùng sai số cho phép của lõi cho đường kính lõi.
4. Tải TCVN 8665:2011 (bản PDF)
Mời các bạn tải tài liệu đầy đủ tại đây: TCVN 8665:2011 (bản PDF)
> Xem thêm: