DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG LÀ TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI - MANG TỚI SỰ HÀI LÒNG CAO NHẤT CHO QUÝ KHÁCH

TCVN 9373:2012 (bản PDF)

Lời nói đầu

  1. TCVN 9373:2012 được xây dừng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn IEC 60728-2 ban hành lần 1 (2002-10) của Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế.
  2. TCVN 9373:2012 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu Điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 9373:2012 (bản PDF)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

– Áp dụng cho các đặc tính bức xạ và miễn nhiễm đối với nhiễm điện từ của các thiết bị tích cực và thụ động dùng để tiếp cận, xử lý và phân bố tín hiệu trong mạng truyền hình cáp, thiết bị tuân thủ theo tiêu chuẩn gồm:

+ Thiết bị tích cực trong mạch phân phối cáp đồng trục băng rộng;

+ Thiết bị thụ động trong mạng phân phối cáp đồng trục băng rộng;

+ Thiết bị Headend;

+ Thiết bị quang.

– Tiêu chuẩn này bao trùm các dải tần số:

+ Điện áp nhiễu từ nguồn điện lưới: 9 kHz tới 30 MHz;

+ Bức xạ từ các thiết bị tích cực: 5 MHz tới 25 GHz;

+ Miễn nhiễm của các thiết bị tích cực: 150 kHz đến 25 GHz;

+ Hiệu ứng che chắn của các thiết bị thụ động: 5 MHz tới 3 GHz.

– Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu bức xạ tối đa, miễn nhiễm tối thiểu và hiệu ứng che chắn tối thiểu.

– Các phương pháp đo.

>>> Xem thêm

  1. báo giá thi công điện nước nhà xưởng
  2. bao tri nha xuong

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7600:2010 (CISPR 13:2009): Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp. Đặc tính nhiễu tần số radio. Giới hạn và phương pháp đo.

TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1:2006): Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số radio. Phần 1-1: Thiết bị đo nhiễm và miễn nhiễm tần số radio. Thiết bị đo.

TCVN 8241-4-3:2009 (IEC 61000-4-3:2006): Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến.

TCVN 8241-4-2:2009 (IEC 61000-4-2:2001): Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện.

TCVN 8241-4-6:2009 (IEC 61000-4-6:2006): Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến.

IEC 61000-3-2: Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 3-2: Limits – Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤ 16 A per phase) (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 3-2: Quy định – giới hạn phát xạ đối với các thành phần hài – Thiết bị có dòng điện đầu vào ≤ 16 A một pha)

IEC 61000-6-1: Generic standard – EMC – Susceptibility – Residential, Commercial and Light industry (Tiêu chuẩn chung – EMC – Khu vực nhạy cảm – dân cư, khu thương mại và giải trí).

IEC 61079-1 : 1992: Methods of measurement on receivers for satellite broadcast transmissions in the 12 GHz band – Part 1; Radio-frequency measurements on outdoor units (Phương pháp đo thiết bị thu quảng bá vệ tinh trong băng tần 12 GHz – Phần 1: Phương pháp đo cho các khối ngoài trời).

3. Tải TCVN 9373:2012 (bản PDF)

mời các bạn tải tài liệu đầy đủ tại đây: TCVN 9373:2012 (bản PDF)

>>> Xem thêm: TCVN 8697:2011 (Bản PDF)

 

Bài viết liên quan