BẢN VẼ HOÀN CÔNG LÀ GÌ?| THIẾT KẾ BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Nội dung tóm tắt
Như vậy bản vẽ hoàn công phản ánh những thay đổi của công trình so với thiết kế ban đầu & cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc. Sau đây, Cơ điện 24h sẽ giới thiệu cụ thể với mọi người một bản vẽ hoàn công là gì và thiết kế bản vẽ hoàn công, qua bài viết sau đây:
BẢN VẼ HOÀN CÔNG LÀ GÌ?
Nhiều người thắc mắc hoàn công là gì hay bản vẽ hoàn công là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn như sau:
- Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng.
- Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.
- Người ta chuyển các cấu kiện, chi tiết công trình, vị trí các bệ máy và chi tiết thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ từ thiết kế ra hiện trường (ra thực địa) là nhờ hệ thống tọa độ và hệ thống cao độ công trình.
- Việc xây dựng và hoàn thành đối với từng hạng mục công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng (san nền hay nạo vét, gia cố nền; cọc; đài cọc; dầm giằng móng và kết cấu ngầm; kết cấu thân; cơ điện và hoàn thiện) thì phải dựng lại hình ảnh thực công trình (hoặc từng hạng mục, từng bộ phận công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng) trên cơ sở tọa độ và hệ cao độ đã dùng để điều khiển xây dựng trên giấy có đánh dấu hướng và độ sai lệch của từng chi tiết, từng bộ phận. Cái đó gọi là bản vẽ hoàn công. Sau đây là một số khái niệm về bản vẽ hoàn công.
Thiết kế bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as – built drawing; record drawing): Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành (theo TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.).
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công (tham khảo Điều 27- Nghị định 209/2004/NĐ-CP dù đã hết hiệu lực để hiểu rõ thêm)
Như vậy, Bản vẽ hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạng mục, từng bộ phận hay toàn công trình vừa hoàn thành trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độ công trình đã dùng để thi công.
Các loại bản vẽ hoàn công
Tùy theo quy mô công trình, tùy theo tính phức tạp của công trình người ta có thể chia ra các bản vẽ hoàn công sau:
- Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng;
- Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình;
- Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng;
- Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;
- Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình;
- Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.
Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công?
- Do bản vẽ hoàn công thể hiện các chi tiết và kích thước thực tế xây dựng, nên có vai trò quan trọng giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì ngôi nhà. Thủ tục hoàn công cũng là giấy tờ cần thiết để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.
- Về mặt pháp lý, bản vẽ này là cơ sở giúp cơ quan nhà nước nắm xác định xem chủ nhà có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không.
Vai trò của Hồ sơ hoàn công
- Làm cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán;
- Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình, nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu sửa chữa phù hợp bảo đảm tuổi thọ công trình được lâu dài.
- Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình;.
- Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình trong thời chiến lẫn thời bình;
- Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình.
Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công
- Phải phản ảnh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số;
- Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công;
- Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định;
- Phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác , sử dụng và bảo trì công trình.
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào?
Nếu công trình thi công theo đúng bản vẽ gốc và không có gì thay đổi, có thể sử dụng chính bản thiết kế ban đầu làm bản vẽ hoàn công. Khi có sự điều chỉnh về kích thước, thiết kế mới cần lập bản vẽ mới.
Trong bản vẽ hoàn công cần có dấu xác nhận và chữ ký của các bên có trách nhiệm, bao gồm người lập bản vẽ, chủ đầu tư, đơn vị thi công, người giám sát thi công.
Mẫu bản vẽ hoàn công
Mẫu bản vẽ hoàn công có thể được trình bày trên khổ giấy lớn chia thành nhiều phần thể hiện các hạng mục khác nhau, hoặc đóng thành tập A4 với mỗi trang thể hiện một hạng mục.
Mẫu bản vẽ hoàn công
Đến với chúng tôi cơ điện 24h Quý khách yên tâm về giá cả và chất lượng phục vụ; đội ngũ thi công nhiệt tình và lành nghề có trách nhiệm cao.
Với tiêu chí: Chất lượng đảm bảo – Tiến độ nhanh – Uy tín – Giá tốt nhất
- Cơ điện 24h đơn vị dịch vu sửa điện nươc ha noi
- Hotline: 0898.570.998
- Website: www.codien24h.com