QCVN QTĐ-8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành
Nội dung tóm tắt
Nhận thấy vai trò quan trọng của QCVN QTĐ-8:2010/BCT , Cơ điện 24h đơn vị thi công cơ điện nhà xưởng chia sẻ cho các bạn, đặc biệt là những kỹ sư ME để vận dụng trong thực tiễn.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh QCVN QTĐ-8:2010/BCT
1. Quy chuẩn này quy định các quy tắc thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống trang thiết bị điện xoay chiều, điện áp định mức tối đa đến 1000 V, tần số 50 Hz.
2. Quy chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị dùng sức kéo bằng điện, các Hệ thống trang thiết bị điện của phương tiện giao thông (ô tô, tàu thuỷ, máy bay…), hệ thống trang thiết bị điện chiếu sáng sáng công cộng, các hệ thống trang thiết bị điện của hầm mỏ, các hàng rào điện bảo vệ, thiết bị chống sét cho toà nhà, các công trình và trang thiết bị chuyên dụng.
3. Hệ thống cung cấp điện công cộng, áp dụng quy chuẩn trang thiết bị hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng QCVN QTĐ-8:2010/BCT
Quy chuẩn này áp dụng bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có họat động liên quan đến thiết kế,lắp đặt và vận hành hệ thống trang thiết bị điện xoay chiều, điện áp định mức tối đa đến 1000 V, tần số 50 Hz..
Điều 3. Mục tiêu
Việc lắp đặt, thiết kế các hệ thống trang thiết bị điện nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn trong thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống trang thiết bị điện hạ áp trong các công trình nhà ở, cơ sở thương mại, cơ sở công nghiệp, cơ sở nông nghiệp, công trình công cộng…
Điều 4. Bảo vệ an toàn
1. Yêu cầu chung
Các yêu cầu trong quy chuẩn này nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi, tài sản, chống các mối nguy hiểm và hư hỏng có thể phát sinh ra trong khi sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện.
2. Bảo vệ chống điện giật
a) Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp: Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với các phần mang điện của Hệ thống trang thiết bị điện;
b) Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp: Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với các vỏ thiết bị khi đang có hư hỏng cách điện.
> Xem thêm:
3. Bảo vệ chống các tác động về nhiệt
Hệ thống trang thiết bị điện phải được bố trí sao cho loại trừ được mọi nguy cơ gây ra bốc cháy các loại vật liệu có thể cháy được do nhiệt tăng lên quá cao hoặc do tia lửa điện. Ngoài ra, trong khi Hệ thống trang thiết bị điện làm việc bình thường không được gây ra cháy bỏng cho cơ thể người.
4. Bảo vệ chống quá dòng điện
Người và tài sản phải được bảo vệ chống các nguy hiểm hoặc hư hỏng do nhiệt độ tăng quá cao hoặc do các lực cơ học sinh ra khi quá dòng điện.
5. Bảo vệ chống các dòng điện sự cố
Các dây dẫn, ngoài các dây mang điện và các bộ phận khác dùng để dẫn dòng điện sự cố phải có đủ khả năng dẫn dòng điện đó mà không đạt đến những nhiệt độ quá cao.
6. Bảo vệ chống quá điện áp
Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do hư hỏng cách điện giữa các bộ phận mang điện của các mạch có điện áp khác nhau.
Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do quá điện áp do các nguyên nhân khác (các quá điện áp khí quyển, các quá điện áp thao tác).
Chi tiết nội dung tiêu chuẩn QCVN QTĐ-8:2010/BCT mời quý vị xem hoặc download tại đây: