DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG LÀ TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI - MANG TỚI SỰ HÀI LÒNG CAO NHẤT CHO QUÝ KHÁCH

TCVN 8700:2011 (bản PDF đầy đủ)

TCVN 8700:2011 chuyển đổi từ TCN 68-153:1995 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. TCVN 8700:2011 được xây dựng trên cơ sở soát sét, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn ngành

TCN 68-153:1995 “Cống, bể cáp và tủ đấu cáp – Yêu cầu kỹ thuật” của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

TCVN 8700:2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề  nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8700:2011 (bản PDF đầy đủ)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các loại cống, bể, hầm, hố, rãnh cáp thuộc công trình ngầm bảo vệ cáp sợi đồng, cáp sợi quang và tủ đấu cáp viễn thông.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). [1] TCVN 4255 – Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (IEC 60529); [2] TCVN 7888:2008 – Phương pháp thử bê tông và vữa xây dựng [3] Định mức dự toán xây dựng cơ bản của Bộ Xây dựng. Xuất bản năm 2007 – Số 176BXD/VP ngày 16 tháng 8 năm 2007.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Cống cáp (Conduit/Duct) Những đoạn ống được ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất hoặc nổi để bảo vệ và dẫn cáp.

3.2. Bể cáp (Jointing Chamber) Tên gọi chung chỉ một khoang ngầm dưới mặt đất dùng để lắp đặt cáp, chứa các măng sông và dự trữ cáp.

3.3. Hầm cáp (Manhole – MH) Bể cáp có kích thước đủ lớn để nhân viên có thể xuống lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng (thường có phần thu hẹp bên trên gồm có vai, cổ và nắp đậy).

3.4. Hố cáp (Handhole – HH) Bể cáp có kích thước nhỏ không có phần thu hẹp bên trên đỉnh, thường xây dựng trên tuyến nhánh để kết nối tới tủ cáp, hộp cáp và nhà thuê bao.

3.5. Khoảng bể (Span of Chamber) Khoảng cách giữa 2 tâm của hai bể cáp liền kề. 3.6. Nắp bể (Chamber Cover) Phần có thể đậy hoặc mở ra để thi công cáp.

3.7. Rãnh kỹ thuật (Technical Gutter) Đường hào được xây dựng dọc theo các tuyến giao thông phục vụ việc lắp đặt các công trình cung cấp dịch vụ cấp nước, điện, viễn thông, cấp thoát nước, …

3.8. Tủ cáp (Cross Connection Cabinet – CCC) Một kết cấu dạng khung hộp bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, là nơi kết nối giữa cáp chính và cáp phối hoặc cáp phối cấp 1 và cáp phối cấp 2.

4. Tải đầy đủ TCVN 8700:2011 (bản PDF đầy đủ)

Mời các bạn tham khảo và tải về: TCVN 8700:2011 (bản PDF đầy đủ)

>>> Xem thêm: 

  1. thiết kế chống sét
  2. báo giá thi công điện nước nhà xưởng
  3. sửa chữa điện nước tại nhà hà nội
Bài viết liên quan