DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG LÀ TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI - MANG TỚI SỰ HÀI LÒNG CAO NHẤT CHO QUÝ KHÁCH

TCVN 4086 : 1985 – AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG – YÊU CẦU CHUNG

TCVN 4086 : 1985 - AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG - YÊU CẦU CHUNG

1. Quy định chung TCVN 4086 : 1985

1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn diện đề áp dụng cho công tác xây lắp trên các công trường xây dựng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công tác xây lắp ở những nơi có điện áp 1000V và công tác xây lắp ở các mỏ khai thác than và quặng.

1.2. Để  tránh tác động nguy hiểm  và  có  hại  của  dòng  điện,  hồ  quang  điện,  trường  từ, trường tĩnh điện đối với con người, ngoài các quy định của tiêu chuẩn là phải theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn hiện hành.

1.3. Những công nhân được phép vận hành thiết bị điện trên các công trình xây dựng cần phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.

1.4. Những người làm công tác xây lắp phải được hướng dẫn về kĩ thuật an toàn biết cách li nạn nhân ra khỏi mạch điện và biết sơ cứu người bị điện giật khi xẩy ra tai nạn về điện.

1.5. ở các đơn vị xây lắp nhất thiết phải có cán bộ kĩ thuật có trình độ về kĩ thuật an toàn điện bậc bốn trở lên chịu trách nhiệm về quản lí vận hành an toàn bị điện.

1.6. Thủ trưởng các đơn vị xây lắp phải chịu trách nhiệm về an toàn điện khi sử dụng thiết bị điện trong phạm vi hoạt động xây lắp của đơn vị mình.

2. Những yêu cầu về an toàn điện .

2.1. Khi xây dựng lưới điện ở công trường xây dựng cần đảm bảo: lưới động lực và chiếu sáng làm việc riêng rẽ, có khả năng cắt điện toàn bộ phụ tải điện trong từng hạng mục công trình hay một khu vực sản xuất.

2.2. Việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sửa chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm thiết bị điện, phải do công nhân điện có trình độ về kĩ thuật an toàn điện thích hợp với từng loại việc tiến hành.

Đối với các thiết bị điện di động, máy điện cầm tay và đèn điện xách tay khi nối vào lưới điện phải qua ổ cắm. Việc đấu, nối phải thoả mãn các yêu cầu về an toàn điện.

Việc  thay  cầu  chảy,  bóng  đèn  phải  do  công  nhân  thực  hiện.  Khi  làm  phải  dùng phương tiện phòng hộ cá nhân.

2.3. Trước khi lắp ráp và sửa chữa lưới điện, thiết bị điện phải cắt cầu dao cấp điện cho khu vực sẽ thao tác, tại cầu dao đó phải treo bảng “cấm đóng điện, có người đang làm  việc  ở  trên  đường  dây”.  Nếu  cầu  dao  nằm  ngoài  trạm  biến  áp  (cầu  dao  phân đoạn, rẽ nhánh) ngoài các biện pháp trên cần phải tạo ngắn mạch 3 pha ở phía đầu nguồn.

2.4. ở các đơn vị xây lắp có sử dụng các dụng cụ điện cầm tay: khoan điện, đèn xách tay, máy biến áp, hạ áp, bộ biến đổi tần số…cần phải thực hiện yêu cầu sau:

Trước khi cấp phát dụng cụ mới cho công nhân sử dụng cần phải dùng thiết bị thử nghiệm (mô nô mét) để kiểm tra: cách điện với vỏ, thông mạch nối đất. Cần phải xem cấu tạo bảo vệ của dụng cụ có phù hợp với điều kiện sử dụng không. Nghiêm cấm việc cấp phát các dụng cụ điện cầm tay đã có những dấu hiệu hư hỏng cho công nhân sử dụng.

Các dụng cụ điện cầm tay phải có số thứ tự. Sau khi sử dụng, các dụng cụ phải được bảo quản ở nơi khộ ráo. Hàng tháng đơn vị phải tổ chức kiểm tra các dụng cụ điện cầm tay ít nhất một lần về cách điện với vỏ, thông mạch nối đất. Người kiểm tra phải có trình độ kĩ thuật nghề nghiệp không thấp hơn bậc 3.

2.5. Trước khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay, công nhân phải thực hiện các quy định sau: kiểm tra các chi tiểt mạch nối đất, các chi tiết quay, tình trạng của chổi than và vành góp.

Khi làm việc ở nơi có nguy hiểm về điện giật, ngoài các phương tiện phòng hộ cá nhân, phải sử dụng các máy điện cầm tay có cấu tạo bảo vệ 2 và 3.

2.6. Khi làm việc ở nơi có nguy hiểm về điện giật phải sử dụng các máy điện cầm tay có cấu tạo bảo vệ 3.

3. Tải tài liệu TCVN 4086 : 1985 (bản PDF)

Dưới đây là bản PDF chi tiết đầy đủ tiêu chuẩn, mời các bạn đọc và tải về

>>> Xem thêm:

  1. sửa chữa điện mạng văn phòng hà nội
  2. thi công chống sét nhà cao tầng hà nội
Bài viết liên quan