QCVN 08:2009/BXD CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ
Nội dung tóm tắt
QCVN 08 : 2009/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình và Môi trường duyệt và được ban hành theo Thông tư số: ………28/2009/TT-BXD ngày …14…. tháng .8….. năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
1. Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn này bao gồm các quy định bắt buộc áp dụng trong việc: lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình tầu điện ngầm; thiết kế, xây dựng và cải tạo các tuyến đường, các hạng mục công trình riêng lẻ và các trang thiết bị của tầu điện ngầm.
2. Giải thích từ ngữ
Các thuật ngữ sử dụng trong quy chuẩn này được trình bày trong Phụ lục A.
3. Qui định chung
3.1 Công trình tầu điện ngầm phải đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn về: vệ sinh dịch tễ; an toàn lao động cho nhân viên vận hành; bảo vệ môi trường xung quanh và phòng chống cháy.
3.2 Các tuyến tầu điện ngầm phải được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phát triển tổng thể của tất cả các loại hình giao thông đô thị, sơ đồ phát triển đã được duyệt của tầu điện ngầm về hướng tuyến, độ dài, vị trí các nhà ga, trạm đầu mối, các nhà hành chính, các xưởng sản xuất, các kết nối với các đường của mạng đường sắt chung và phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.
3.3 Các nhà ga phải được bố trí tại các trung tâm của vùng có nhiều hành khách, gần các nhà ga đường sắt, các bến ôtô buýt, các bến tầu thủy và các địa điểm tập trung đông người khác của thành phố.
Khi giữa các nhà ga liền kề có khoảng cách từ 3000 m trở lên, thì ở giữa đoạn đường này cần có lối thoát bổ sung cho hành khách từ đường hầm lên mặt đất hoặc vào một vùng bảo vệ tập thể hành khách.
3.4 Các tuyến tầu điện ngầm về nguyên tắc cần được đặt ngầm, nông hoặc sâu. Khi cắt ngang sông hồ, qua các khu vực không co dân cư, dọc theo các tuyến đường sắt …, có thể đặt các đoạn nổi trên mặt đất, trên cao trong các hành lang kín hoặc hở.
3.5 Không cho phép xây dựng các tuyến hầm đặt nông, thi công đào mở trên các khu đất bảo tồn, rừng cấm, vườn thực vật, công viên lâm học, công viên rừng và trong các vùng bảo vệ của các di tích lịch sử, văn hóa.
3.6 Để đảm bảo xây dựng các đoạn tuyến hầm đặt nông, phải bố trí các vùng kỹ thuật chiều rộng không nhỏ hơn 40 m. Không cho phép thi công các nhà trong các vùng kỹ thuật này trước khi hoàn thành xây dựng các công trình của tầu điện ngầm.
3.7 Việc đặt các hệ thống kỹ thuật ngầm (đường điện, nước….), trồng cây và bố trí các thảm cỏ trong các vùng kỹ thuật cũng như xây dựng ở giải đất rộng 30 m liền kề hai bên ranh giới các vùng kỹ thuật cần phải có sự đồng ý của cơ quan thiết kế tàu điện ngầm.
3.8 Các vị trí giao cắt giữa các tuyến tầu điện ngầm với nhau và với các tuyến đường của các loại hình giao thông khác phải được đặt ở các mức khác nhau.
Tại các vị trí giao cắt của các tuyến đường cần có các đường nhánh nối một chiều.
3.9 Mỗi tuyến tầu điện ngầm phải bố trí chạy tầu độc lập. Tại các nút giao thông phức tạp, cho phép liên kết giữa các tuyến và tổ chức chạy tầu theo hành trình.
3.10 Các tuyến đường tàu điện ngầm phải là đường đôi, hướng đi bên phải.
Mỗi tuyến đường phải có trạm đầu mối, đoạn đường cụt và trạm phục vụ kỹ thuật toa xe.
3.11 Tuyến tầu điện ngầm đầu tiên phải được kết nối với các đường trong mạng đường sắt chung. Khi tăng mạng lưới tầu điện ngầm, cứ mỗi 50 km cần có thêm một kết nối bổ sung với các đường trong mạng đường sắt chung.
3.12 Khi thiết kế đường tầu điện ngầm, cần sử dụng tối đa không gian ngầm để bố trí các công trình hạ tầng đô thị.
3.13 Các thông số cơ bản của các công trình và các trang thiết bị của tuyến đường phải đảm bảo năng lực vận chuyển luợng hành khách tính toán lớn nhất ở các giai đoạn khai thác như sau:
Giai đoạn 1: từ năm thứ nhất đến năm thứ 10;
Giai đoạn 2: từ năm thứ 10 đến năm thứ 20;
Giai đoạn 3: theo thời gian khai thác tính toán (hơn 20 năm).
4.Tải QCVN 08:2009/BXD CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ
Mơì các bạn tải đầy đủ trên đường dẫn google driver sau đây: QCVN 08:2009/BXD bản word
>>> Xem thêm: