DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG LÀ TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI - MANG TỚI SỰ HÀI LÒNG CAO NHẤT CHO QUÝ KHÁCH

TCVN 9208 : 2012 – Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

Nhận thấy vai trò quan trọng của TCVN 9208 : 2012, hôm nay Cơ điện 24h – đơn vị thợ điện nước hà nội chia sẻ đến cho các bạn , đặc biệt là kỹ sư cơ điện có tài liệu tham khảo sử dụng.

TCVN 9208 : 2012 - Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

1. Phạm vi áp dụng TCVN 9208 : 2012

  • 1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt cáp và dây dẫn điện dùng với điện áp xoay chiều đến 24 kV và điện áp một chiều đến 1500 V cho các công trình công nghiệp. Dây và cáp điện dùng chủ yếu đặt trong khay cáp, thang cáp, hộp cáp, ống luồn dây, rãnh cáp, hầm cáp và khối ống cáp hoặc chôn dưới đất và có thể treo trên dây thép đỡ cáp.
  • 1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lắp đặt dây dẫn trần của các trạm điện ngoài trời và đường dây tải điện trên không.
  • 1.3. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có công nghệ đặc biệt như công trình ngầm, hải cảng sân bay, chế biến dầu mỏ v,v…nhưng có thể áp dụng cho các công trình dân dụng.
  • 1.4. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống cáp dầu và các thiết bị sử dụng trong lưới điện cáp dầu
  • 1.5. Khi lắp đặt dây và cáp điện, ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn này còn phải thỏa mãn những yêu cầu quy định trong các văn bản khác có liên quan
  • 1.6. Khi lắp đặt hệ thống lưới điện cáp dầu cần tuân thủ theo tiêu chuẩn ngành 11-TCN-19-2006 các điều; II.3.50 đến II.3.59.

2. Tài liệu viện dẫn TCVN 9208 : 2012 – Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

  • – AS 3000 – 1991, Electrical Installation Australia Standards (Tiêu chuẩn Úc về lắp đặt điện);
  • – 11TCN 19:2006, Quy phạm trang bị điện – Phần lI: Hệ thống đường dẫn điện;
  • – TCVN 9207:2012, Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;
  • – TCXDVN 319 : 2004, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung (1);

GHI CHÚ: (1) Tiêu chuẩn đang được chuyển đổi thành TCVN

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Hào cáp (cable trench)

Rãnh xây hoặc đúc bằng bêtông dẫn cáp điện trong nhà và ngoài trời bên trên có nắp đậy bằng tấm bêtông hoặc tấm thép chống trơn.

3.2. Khay cáp (cable tray)

Phương tiện đựng cáp dưới dạng từng đoạn khay đục lỗ (có chiều rộng phù hợp với số lượng cáp đặt trong khay được chế tạo từ thép chịu uốn, mạ kẽm nóng hoặc sơn chống gỉ và chiều dài thuận tiện cho việc lắp đặt thành tuyến dài được treo bằng quang treo hoặc cố định bằng giá đỡ).

3.3. Thang cáp (cable lader)

Phương tiện đựng cáp dưới dạng từng đoạn thang dài (có chiều rộng phù hợp với số lượng cáp đặt trong thang và chiều dài thuận tiện cho việc lắp đặt có thể dùng nắp đậy) được chế tạo từ thép chịu uốn, mạ kẽm nóng hoặc sơn chống gỉ, chắp với nhau thành tuyến thang dài, được treo bằng quang treo hoặc cố định bằng giá đỡ.

3.4. Hộp cáp (trunking)

Phương tiện đựng dây và cáp điện hình hộp dài có nắp đậy và có tiết diện vuông hoặc hình chữ nhật, bằng kim loại hoặc bằng vật liệu khác có sức bền cơ học cao.

3.5. Ống luồn dây (conduit)

Ống chuyên dụng bằng vật liệu chịu nhiệt và có độ bền cơ học cao dùng để luồn dây và cáp điện.

3.6. Hành lang kỹ thuật (technical gallery)

Hành lang ngầm dưới đất được xây dựng để lắp các cấu kiện đỡ và dẫn các loại cáp điện, cáp thông tin, các loại ống công nghệ từ công trình này đến công trình khác. Bên trong hành lang có bố trí lối đi cho người phục vụ.

3.7. Tầng kỹ thuật (technical floor)

Tầng được thiết kế xây dựng dành riêng cho việc lắp đặt các hệ thống dây điện cứng, dây điện mềm và cáp điện, các hệ thống cáp thông tin liên lạc và các hệ thống ống công nghệ như ống bảo ôn, ống truyền nhiệt v.v…từ phần này đến phần khác của công trình thông qua hệ thống ống kỹ thuật.

3.8. Hộp kỹ thuật (technical box)

Phần không gian được xây dựng nối thông các tầng của công trình mà ở đó lắp đặt các giá đỡ, các thang cáp và các giá đỡ các ống công nghệ khác đi từ tầng này đến tầng kia của công trình.

3.9. Hố luồn cáp (cable hole)

Hố phục vụ cho việc luồn cáp qua những nơi không tiện đào xới mặt đất khi cần bảo trì thay thế cáp.

3.10. Hố ga (boot)

Hố thu gom nước của hệ thống thoát nước (của rãnh cáp)

3.11. Khối ống cáp (cable block)

Là hệ thống ống luồn cáp bằng gốm hoặc bằng nhựa được đặt trong vỏ bọc bằng bê tông.

3.12. Hộp nối cáp (cable joint)

Là cấu kiện bằng kim loại bên trong có chứa phần nối đầu cáp có thể là nối thẳng, nối chữ T hoặc nối chữ thập. Phần nối cáp được cách điện với lớp vỏ kim loại.

3.13. Măng sông đệm cáp (cable gland)

Phụ kiện cố định và bảo vệ cáp khi luồn qua tấm đáy bảng điện, thường được chế tạo bằng đồng thau hoặc polycacbonat. Nó có thân giống một đoạn ống ngắn, đường kính trong phù hợp với đường kính ngoài của cáp điện luồn qua nó và một đầu có ren ngoài để luồn qua đáy bảng và một vành hãm dạng êcu có ren trong để bắt chặt phía trên tấm đáy.

3.14. Cáp hạ áp (low voltage cable)

Cáp dùng với điện áp không lớn hơn 1000 V xoay chiều hoặc 1500 V một chiều giữa các dây dẫn điện với nhau hoặc không lớn hơn 600 V xoay chiều hoặc 900 V một chiều giữa dây điện và dây tiếp đất.

3.15. Cáp lực hạ áp (Electric power cable)

Cáp dùng cho mạch điện sơ cấp từ thanh cái phân phối hạ áp đến các phụ tải điện lực, khác với cáp dùng cho mạch điều khiển, đo lường, bảo vệ, tín hiệu, thông tin, báo cháy…

3.16. Cáp trung áp (medium voltage cable)

Cáp dùng với điện áp lớn hơn 1 kV nhưng không lớn hơn 35 kV xoay chiều.

3.17. Khâu thu hẹp (reducer)

Phụ kiện khay hoặc thang cáp dùng để chuyển tiếp từ một khay hoặc thang rộng sang một khay hoặc thang hẹp hơn.

3.18. Cút (bend)

Đoạn khay, thang cáp hoặc ống luồn dây uốn theo một bán kính cong nhất định để đổi hướng đi của tuyến cáp.

Chi tiết tài liệu TCVN 9208 : 2012 – Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp (bản word và PDF) vui lòng bấm nút tải về sau: nút tải TCVN 9208 : 2012

>> Xem thêm:

Bài viết liên quan